Kiến trúc – con đường hình thành hệ tư tưởng và tình yêu đất nước

Kiến trúc – con đường hình thành hệ tư tưởng và tình yêu đất nước

   Tôi viết bài này trong niềm tự hào của Đất Nước – ngày Độc Lập 2/9 sau 75 năm Việt Nam bước trên đôi chân của chính mình, trên con đường gập ghềnh mà hào hùng của dân tộc. Tôi viết bài này trên nền nhạc của Đất nước tình yêu: “…Ôi Việt Nam, đất nước tình yêu, bên lũy tre xanh xây nhiều công trình…” với tinh thần của một con người đã bôn ba khắp nẻo, thấm đẫm của thăng trầm và thay đổi, nhưng luôn cố gắng nuôi cháy khát vọng vươn lên.

 

 

Nhà văn hóa thiếu nhi Thành phố Hồ Chí Minh – KTS Nguyễn Trường Lưu

 

   46 tuổi với 30 năm được kiến trúc nuôi sống và tạo nhân cách sống, kiến trúc với tôi không còn đơn thuần là kiến trúc nữa mà đã trở thành triết lý sống của hệ tư tưởng. Những trải nghiệm của 30 năm học tập và làm việc trong những môi trường rất khác nhau, quãng thời gian 5 năm vừa qua với 90 dự án thiết kế và thi công đã nhen nhóm lên trong tôi niềm khao khát gắn kết trách nhiệm của người KTS với xã hội và sự phát triển của dân tộc mình. Khao khát này càng ngày càng mạnh mẽ. Tôi hiểu rằng những mối lo “cơm áo gạo tiền” không cho phép KTS rảnh rang để nghĩ đến những điều mà nhiều người gọi là xa xôi viển vông này; cũng như lãnh đạo các công ty thiết kế mải lo kiếm việc và không có nhiều thời gian dành cho những trăn trở khát khao này. Vì thế mà tôi càng trân trọng những gì mình có.

    Mỗi cuộc đời có một nhiệm vụ, và tôi cũng nghĩ vậy cho vai trò của KTS. Có người sinh ra để có gia đình yên ấm, có người sinh ra để làm những nhà khoa học. KTS có người làm những căn nhà bé xinh, có người làm những bản vẽ chi tiết hoàn hảo và cũng có người vượt khỏi tầm vóc của một nghề để đóng góp cho sự phát triển chung của Đất nước và Thế giới.

    Tôi may mắn sinh ra ở Việt Nam, may mắn được đào tạo chuyên môn ở các môi trường phát triển nhất thế giới và may mắn qauy về khi vừa bước vào độ tuổi phát triển chuyên môn và gặp thời khi quê hương đang đà phát triển.
Sự hội tụ này dẫn lối cho những may mắn khi được dẫn dắt thiết kế các dự án rất lớn trong 10 năm qua. Điều đó cho phép tôi tham gia hàng ngàn cuộc họp với những Nhà phát triển BĐS lớn nhất của Việt Nam và với những người đứng đầu các tỉnh thành lớn nhất của cả nước. Khát khao đưa kiến trúc vượt lên tầm vóc của một nghề có lẽ bắt đầu từ những buổi họp như vậy.

   Để Đất nước hùng cường, cần phát triển bài bản và có chiến lược lâu dài và cân đối.

    Việc nghiên cứu vị trí khu đất trên mối quan hệ tổng quát của khu phố, của TP, của khu vực, của cả nước và rồi của cả Đông Nam Á đã mở ra rất nhiều khả năng phát triển cho Đất nước. Sự phân tích của KTS không còn đơn thuần bó hẹp trong việc tạo ra một căn biệt thư nguy nga tráng lệ, hay một tòa nhà kiểu cách nữa, mà hơn tất cả là tạo ra một sự phát triển có chiến lược lâu dài, hướng tới thịnh vượng, đoàn kết và bền vững. Tôi luôn tin rằng các công trình, các khu phố, các TP của chúng ta cần tương hỗ nhau (co-existing) thay vì triệt tiêu nhau (suicide) và đó là bền vững.

   Sự bền vững không phải chỉ đơn thuần cây lá, đồng quê, ao cá, vườn rau, homestay như trào lưu. Muôn ngàn lần không.

   Dịch Covid-19 đã cho chúng ta hiểu rằng một ngôi nhà dù xanh từ trên xuống mà ở trong một khu vực ô nhiễm cũng như một người đeo khẩu trang ở trong một TP đã bị cách ly toàn bộ vậy, cuộc sống không có bất kỳ một giá trị nào nữa. Một tòa nhà căn hộ đẳng cấp không thể ở trong khu vực cứ mưa là ngập, về nhà là tắc, phương tiện công cộng không có. Khách sạn có ngàn sao đi nữa mà ở bãi biển ô nhiễm, nước đục ngầu thì giá trị không còn nhiều.
Tôi hiểu rằng bền vững là những tòa nhà có nhiều người sống yên ấm trong đó, nhiều công ty có văn phòng ở đó, hay nhiều khách du lịch muốn nghỉ ở đó, nhiều cửa hàng tấp nập, nhiều quán ăn đông khách, và đặc biệt là điều kiện sống của người dân địa phương được nâng cao và hơn tất cả – những điều này phải được duy trì lâu dài, dù ngày nắng, dù ngày mưa, dù có giãn cách xã hội hay không. Trong một môi trường phát triển kinh tế, các cơ hội đến và đi rất nhanh nên sẽ tạo ra ảo giác, và ảo giác này có thể tạo ra những dự án có tính cơ hội nhưng không có đặc tính bền vững ở trên nữa. Điều này cũng tạo ra nhiều cực đoan trong giới KTS và Nhà quy hoạch. Hoặc là trên danh nghĩa bảo tồn sự hoang sơ phung phí cơ hội, hoặc là xây dựng chằng chịt, kín mít.

   Chúng ta cần bắt kịp và vượt Covid-19 cũng như sẵn sàng cho sự bình thường mới của xã hội. Vì thế, KTS cũng cần có những định nghĩa mới về nghề nghiệp của mình. Không có đúng sai, hiếu thắng hay tham vọng khi Đất nước được đặt lên hàng đầu. KTS cần có kiến thức để xây dựng chiến lược, và chiến lược này cần có tầm bao quát vượt ra khỏi suy nghĩ hàn lâm cũ kỹ.

Nguyễn Thế Phương
Giám đốc FINKO Archiect
(Bài đăng trên Tạp chí Kiến trúc số 08-2020)

Nguồn: https://www.tapchikientruc.com.vn/chuyen-muc/kien-truc-con-duong-hinh-thanh-he-tu-tuong-va-tinh-yeu-dat-nuoc.html

Nhà văn hóa thiếu nhi Thành phố Hồ Chí Minh – KTS Nguyễn Trường Lưu
 

46 tuổi với 30 năm được kiến trúc nuôi sống và tạo nhân cách sống, kiến trúc với tôi không còn đơn thuần là kiến trúc nữa mà đã trở thành triết lý sống của hệ tư tưởng. Những trải nghiệm của 30 năm học tập và làm việc trong những môi trường rất khác nhau, quãng thời gian 5 năm vừa qua với 90 dự án thiết kế và thi công đã nhen nhóm lên trong tôi niềm khao khát gắn kết trách nhiệm của người KTS với xã hội và sự phát triển của dân tộc mình. Khao khát này càng ngày càng mạnh mẽ. Tôi hiểu rằng những mối lo “cơm áo gạo tiền” không cho phép KTS rảnh rang để nghĩ đến những điều mà nhiều người gọi là xa xôi viển vông này; cũng như lãnh đạo các công ty thiết kế mải lo kiếm việc và không có nhiều thời gian dành cho những trăn trở khát khao này. Vì thế mà tôi càng trân trọng những gì mình có.

Mỗi cuộc đời có một nhiệm vụ, và tôi cũng nghĩ vậy cho vai trò của KTS. Có người sinh ra để có gia đình yên ấm, có người sinh ra để làm những nhà khoa học. KTS có người làm những căn nhà bé xinh, có người làm những bản vẽ chi tiết hoàn hảo và cũng có người vượt khỏi tầm vóc của một nghề để đóng góp cho sự phát triển chung của Đất nước và Thế giới.

Tôi may mắn sinh ra ở Việt Nam, may mắn được đào tạo chuyên môn ở các môi trường phát triển nhất thế giới và may mắn qauy về khi vừa bước vào độ tuổi phát triển chuyên môn và gặp thời khi quê hương đang đà phát triển.
Sự hội tụ này dẫn lối cho những may mắn khi được dẫn dắt thiết kế các dự án rất lớn trong 10 năm qua. Điều đó cho phép tôi tham gia hàng ngàn cuộc họp với những Nhà phát triển BĐS lớn nhất của Việt Nam và với những người đứng đầu các tỉnh thành lớn nhất của cả nước. Khát khao đưa kiến trúc vượt lên tầm vóc của một nghề có lẽ bắt đầu từ những buổi họp như vậy.

Để Đất nước hùng cường, cần phát triển bài bản và có chiến lược lâu dài và cân đối.

Việc nghiên cứu vị trí khu đất trên mối quan hệ tổng quát của khu phố, của TP, của khu vực, của cả nước và rồi của cả Đông Nam Á đã mở ra rất nhiều khả năng phát triển cho Đất nước. Sự phân tích của KTS không còn đơn thuần bó hẹp trong việc tạo ra một căn biệt thư nguy nga tráng lệ, hay một tòa nhà kiểu cách nữa, mà hơn tất cả là tạo ra một sự phát triển có chiến lược lâu dài, hướng tới thịnh vượng, đoàn kết và bền vững. Tôi luôn tin rằng các công trình, các khu phố, các TP của chúng ta cần tương hỗ nhau (co-existing) thay vì triệt tiêu nhau (suicide) và đó là bền vững.

Sự bền vững không phải chỉ đơn thuần cây lá, đồng quê, ao cá, vườn rau, homestay như trào lưu. Muôn ngàn lần không.

Dịch Covid-19 đã cho chúng ta hiểu rằng một ngôi nhà dù xanh từ trên xuống mà ở trong một khu vực ô nhiễm cũng như một người đeo khẩu trang ở trong một TP đã bị cách ly toàn bộ vậy, cuộc sống không có bất kỳ một giá trị nào nữa. Một tòa nhà căn hộ đẳng cấp không thể ở trong khu vực cứ mưa là ngập, về nhà là tắc, phương tiện công cộng không có. Khách sạn có ngàn sao đi nữa mà ở bãi biển ô nhiễm, nước đục ngầu thì giá trị không còn nhiều.
Tôi hiểu rằng bền vững là những tòa nhà có nhiều người sống yên ấm trong đó, nhiều công ty có văn phòng ở đó, hay nhiều khách du lịch muốn nghỉ ở đó, nhiều cửa hàng tấp nập, nhiều quán ăn đông khách, và đặc biệt là điều kiện sống của người dân địa phương được nâng cao và hơn tất cả – những điều này phải được duy trì lâu dài, dù ngày nắng, dù ngày mưa, dù có giãn cách xã hội hay không. Trong một môi trường phát triển kinh tế, các cơ hội đến và đi rất nhanh nên sẽ tạo ra ảo giác, và ảo giác này có thể tạo ra những dự án có tính cơ hội nhưng không có đặc tính bền vững ở trên nữa. Điều này cũng tạo ra nhiều cực đoan trong giới KTS và Nhà quy hoạch. Hoặc là trên danh nghĩa bảo tồn sự hoang sơ phung phí cơ hội, hoặc là xây dựng chằng chịt, kín mít.

Chúng ta cần bắt kịp và vượt Covid-19 cũng như sẵn sàng cho sự bình thường mới của xã hội. Vì thế, KTS cũng cần có những định nghĩa mới về nghề nghiệp của mình. Không có đúng sai, hiếu thắng hay tham vọng khi Đất nước được đặt lên hàng đầu. KTS cần có kiến thức để xây dựng chiến lược, và chiến lược này cần có tầm bao quát vượt ra khỏi suy nghĩ hàn lâm cũ kỹ.

Nguyễn Thế Phương
Giám đốc FINKO Archiect
(Bài đăng trên Tạp chí Kiến trúc số 08-2020)

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ NỘI THẤT SUN HOUSES