Thi tuyển PA thiết kế kiến trúc một số hạng mục thuộc dự án XD tuyến Cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh

Thi tuyển PA thiết kế kiến trúc một số hạng mục thuộc dự án XD tuyến Cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh

Nhằm tìm kiếm phương án thiết kế tối ưu đáp ứng yêu cầu về quy hoạch, kiến trúc, công năng sử dụng và tạo điểm nhấn, gắn liền với những nét văn hóa lịch sử của địa phương, Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Cao Bằng tổ chức thi tuyển phương án thiết kế kiến trúc một số hạng mục công trình trên tuyến (như cầu, hầm, nút giao, gia cố mái dốc taluy…) thuộc Dự án Đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn) – Trà Lĩnh (tỉnh Cao Bằng). TCKT trân trọng giới thiệu đến các KTS, quý bạn đọc thông tin về cuộc thi để đăng ký tham dự.

 

Tuyến cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh. Nguồn cafeland

 
  1. Tên cuộc thi
  2. Hình thức thi tuyển
  3. Thời gian thực hiện
  4. Yêu cầu thi tuyển
  5. Giải thưởng và hỗ trợ kinh phí
  6. Yêu cầu về đối tượng và hồ sơ dự thi
  7. Thông tin liên hệ và nhận hồ sơ thi tuyển

1. Tên cuộc thi:

Thi tuyển phương án thiết kế kiến trúc một số hạng mục công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng tuyến Cao tốc Đồng Đăng (Tỉnh Lạng Sơn) – Trà Lĩnh (Tỉnh Cao Bằng)

2. Hình thức thi tuyển:

Thi tuyển rộng rãi trong nước.

3. Thời gian thực hiện:

  • Đăng tải thông báo mời thi tuyển từ ngày 10/10/2020;
  • Thời gian phát hành Hồ sơ mời thi tuyển từ ngày 10/10/2020 đến trước 08h00 ngày 02/12/2020.
  • Giải đáp thắc mắc, thăm quan hiện trường, cung cấp bổ sung tài liệu (nếu có) cho đơn vị dự tuyển, từ ngày Từ 11/10/2020 đến 14/10/2020
  • Thực hiện phương án dự thi: đến ngày 01/12/2020. Thời hạn cuối cùng nhận hồ sơ phương án dự thi lúc 8h00’ ngày 02/12/2020.
  • Tổ chức chấm thi tuyển, báo cáo ngày 03/12/2020.
  • Công bố kết quả thi tuyển phương án trước ngày 30/12/2020.

Ghi chú: Thời gian trên là dự kiến, trường hợp có thay đổi, đơn vị tổ chức cuộc thi sẽ thông báo cụ thế đến các đơn vị tham gia cuộc thi.

4. Yêu cầu thi tuyển:

4.1. Yêu cầu chung

  • Một số hạng mục công trình trên tuyến chính và tuyến nối với thành phố Cao Bằng (như cầu, hầm, nút giao, gia cố mái dốc taluy… gắn liền với cảnh quan thiên nhiên, công trình văn hóa có sức hấp dẫn du lịch, tạo điểm nhấn cho dự án và gắn liền với nét văn hóa lịch sử của tỉnh).
  • Tuyến đường thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc TCVN 5729-2012, tốc độ thiết kế Vtk = 80 km/h, áp dụng tại địa hình khó khăn vùng núi, đồi cao. Mặt đường cấp cao A1, moduyn đàn hồi Eyc = 180Mpa.
  • Công trình cầu: Kết cấu BTCT và BTCT dự ứng lực tải trọng thiết kế HL93; thiết kế theo tiêu chuẩn 22TCN 272-05 kết hợp tiêu chuẩn TCVN 11823:2017.
  • Công trình hầm: Áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật hầm xuyên núi của Hội kỹ sư xây dựng Nhật Bản (JSCE 8/2007) và các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành khác.
  • Các tiêu chuẩn thiết kế và các văn bản khác có liên quan.

4.2. Yêu cầu về quy mô xây dựng:

* Vị trí, phạm vi xây dựng tuyến

  • Điểm đầu kết nối vào đoạn cao tốc Hữu Nghị – Chi Lăng với cửa khẩu Tân Thanh và cửa khẩu Cốc Nam tại nút giao thuộc khu vực cửa khẩu Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn;
  • Điểm cuối thuộc khu vực cửa khẩu Trà Lĩnh, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng tại ngã ba đường vào Khu kinh tế cửa khẩu Trà Lĩnh và Quốc lộ 34. Tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 115 km, trong đó chiều dài trên địa phận tỉnh Lạng Sơn khoảng 52km và địa phận tỉnh Cao Bằng khoảng 63 km.

* Quy mô dự án:

  • Đầu tư mới 115 km đường cao tốc đạt quy mô 04 làn xe cơ giới, bề rộng nền đường Bnền = 17,0m, vận tốc thiết kế Vtk=80 km/h.
  • Đầu tư mới 15,5 km đoạn kết nối từ tuyến cao tốc Đồng Đăng- Trà Lĩnh tại Km87 (lý trình dự án) vào thành phố Cao Bằng với quy mô mặt cắt ngang 04 làn xe cơ giới, bề rộng nền đường Bnền = 17,0m, vận tốc thiết kế Vtk=80 km/h.

4.3. Yêu cầu về kiến trúc:

  • Là công trình kiến trúc hiện đại, độc đáo, có tính thẩm mỹ cao, là điểm nhấn, biểu tượng văn hóa của Cao Bằng, nổi bật so với cảnh quan chung nhưng vẫn hài hòa với cảnh quan khu vực.
  • Không trùng lặp ý tưởng thiết kế, kiến trúc .
  • Là công trình kiến trúc tiêu biểu, là điểm nhấn về cảnh quan, phù hợp với quá trình phát triển đô thị trong tương lai;
  • Công trình kiến trúc bố trí chiếu sáng trang trí nổi bật, có sức thu hút khách du lịch đến tham quan;
  • Phương án kiến trúc khả thi về kết cấu, gắn với hiệu quả kinh tế.

4.4. Yêu cầu về kỹ thuật:

  • Tuân thủ các quy định của Nhà nước Việt Nam;
  • Có giải pháp kết cấu mang tính khả thi, hiện đại, bền vững, ổn định trước các tải trọng bên ngoài, chịu được tác động của môi trường, phù hợp đặc điểm khí hậu, thời tiết của tỉnh Cao Bằng;
  • Có tính khả thi về vật liệu sử dụng, có phương án duy tu đơn giản, bảo dưỡng thuận lợi cho việc quản lý và khai thác sử dụng công trình cũng như tiết kiệm kinh phí trong quá trình khai thác;
  • Bố trí hệ thống điện chiếu sáng hợp lý, thẩm mỹ.
  • Trên cầu phải dự kiến vị trí bố trí các hệ thống kỹ thuật bao gồm: đường ống cấp nước, đường dây điện, đường thông tin. Cách bố trí phải vừa đảm bảo thuận tiện vừa đảm bảo tính mỹ quan cho công trình.
  • Thiết kế theo các quy chuẩn Việt Nam;
  • Phương án thi công phải có tính khả thi đối với điều kiện ở Việt Nam, đặc biệt là đảm bảo giao thông.

5. Giải thưởng và hỗ trợ kinh phí:

Tổng giá trị giải thưởng bằng tiền là 1.500.000.000 đồng, trong đó:

  • 01 giải Nhất: Được ưu tiên lựa chọn thương thảo, ký kết hợp đồng để triển khai các bước tiếp theo, trường hợp đơn vị đạt giải không ký hợp đồng (do từ chối hoặc không đáp ứng được thời gian thực hiện theo tiến độ triển khai dự án hoặc đưa ra những yêu cầu trái với quy định của nhà nước) thì được nhận khoản tiền 1.000.000.000 đồng (Một tỷ đồng); đồng thời, đơn vị tổ chức cuộc thi được sử dụng phương án đạt giải nhất này để ký hợp đồng với đơn vị tư vấn khác để triển khai các bước tiếp theo theo quy định;
  • 01 giải Nhì: Được nhận khoản tiền 200.000.000 đồng (Hai trăm triệu đồng);
  • 02 giải Ba: được nhận khoản tiền 75.000.000 đồng (Bảy mươi năm triệu đồng);
  • 01 giải khuyến khích cho ý tưởng sáng tạo (Do hội đồng đánh giá) được trao giải thưởng 50.000.000 đồng (Năm mươi triệu đồng)
  • Các đơn vị dự thi được Hội đồng đánh giá là tuân thủ đầy đủ Quy chế thi tuyển, có phương án dự thi được đầu tư nghiêm túc và có chất lượng chuyên môn tốt, không trúng giải sẽ được nhận khoản kinh phí hỗ trợ 10.000.000 đồng (Mười triệu đồng) cho một đơn vị dự thi.

6. Yêu cầu về đối tượng và hồ sơ dự thi:

6.1. Đối tượng dự thi:

(1). Năng lực của tổ chức:

  • Đối với tổ chức tư vấn độc lập, phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng về Thiết kế công trình giao thông, thiết kế công trình dân dụng, lập quy hoạch, kiến trúc. Đối với tổ chức tư vấn nước ngoài thì không yêu cầu chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng.
  • Tổ chức tư vấn chứng minh bằng cách cung cấp bản chụp được chứng thực Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng theo quy định nêu trên.
  • Không đang trong tình trạng nợ đọng hoặc phá sản (tài chính lành mạnh);

(2). Kinh nghiệm của tổ chức:

Đã tham gia lĩnh vực tư vấn thiết kế tối thiểu 05 năm tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ dự thi tuyển kiến trúc. Tố chức tư vấn: Có thể là một tổ chức hoặc một liên danh của hai hay nhiều tổ chức tư vấn thiết kế.

6.2. Hồ sơ đăng ký dự thi gồm:

(1). Hồ sơ năng lực của đơn vị tư vấn

  • Văn bản xác nhận tham gia cuộc thi do người đại diện theo pháp luật của tổ chức ký và đóng dấu, trong đó nêu rõ: Tên tổ chức, người đại diện, số điện thoại để liên hệ khi cần thiết; Cam kết về tình hình tài chính lành mạnh và tính chính xác của tài liệu trong hồ sơ đăng ký dự thi; Nêu tên người dự kiến là chủ trì đồ án dự thi; Kê danh mục các tài liệu (có công chứng) kèm theo để đủ điều kiện đánh giá năng lực; Cuối văn bản cần xác nhận rằng đơn vị đăng ký dự sơ tuyển để tham gia cuộc thi này;
  • Chứng chỉ năng lực hành nghề của tổ chức (bản chụp có công chứng);
  • Bảng kê các công trình (nhóm công trình) mà đơn vị đã thiết kế, thi tuyển và thành tích đạt được (kèm tài liệu chứng minh là hợp đồng tư vấn, văn bản về giải thưởng có công chứng);
  • Danh sách cán bộ chuyên môn có xác nhận của đơn vị;
  • Thỏa thuận liên danh (nếu có): Trường hợp tổ chức đăng ký dự thi là liên danh thì phải nộp thêm thỏa thuận liên danh, trong đó nêu rõ thành viên đứng đầu liên danh và người đại diện liên danh, người chủ trì đồ án dự thi. Kết quả đánh giá năng lực dựa trên năng lực và kinh nghiệm của thành viên đứng đầu liên danh.

(2) Hồ sơ phương án dự thi: bao gồm thuyết minh, bản vẽ và phim, ảnh, mô hình (nếu có), đề xuất tài chính. Hồ sơ phải thống nhất về ngôn ngữ (tiếng Việt), đơn vị đo lường (mm hoặc m), đơn vị tiền tệ (VNĐ) và quy tắc ẩn danh không đưa tên, biểu tượng đơn vị tư vấn lên bản vẽ, thuyết minh, phim ảnh hoặc mô hình (nếu có). Cụ thể:

  • Thuyết minh: trình bày trên tài liệu khổ giấy A4 hoặc A3; số trang không giới hạn, trong đó có đề xuất tài chính;
  • Bản vẽ: trình bày trên khổ giấy thích hợp theo tỉ lệ bản vẽ, số trang không giới hạn;
  • Mô hình (nếu có).
  • USB ghi toàn bộ dữ liệu của phương án dự thi.
  • Hồ sơ dự thi được nộp tại địa chỉ của Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Cao Bằng theo địa chỉ quy định tại mục 1.1 của thông báo này.

7. Thông tin liên hệ và nhận hồ sơ thi tuyển

Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Cao Bằng

  • Địa chỉ: Tầng 3, Số 83, phố Xuân Trường, phường Hợp Giang, TP Cao Bằng.
  • Điện thoại: 02063.858.506 Fax: 02063.584.050
  • Người liên hệ: Ông Đỗ Trọng Khánh – ĐT: 0915.118.616
    Ông Toán Hải Lâm – ĐT: 0889.564.568

© Tạp chí kiến trúc

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ NỘI THẤT SUN HOUSES